Thu phí ô tô khi vào TP.HCM, giải pháp cho tình trạng giao thông?

Thị trường ô tô | 20/12/2017

Tại Việt Nam, giá xe ô tô hiện cao gấp 3 lần so với các quốc gia lớn trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do người Việt phải chịu mức thuế khá “chát” khi muốn sở hữu một chiếc ô tô.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Thu phí ô tô khi vào TP.HCM, giải pháp cho tình trạng giao thông? 1

Thu phí ô tô khi vào TP.HCM, giải pháp cho tình trạng giao thông?

Cụ thể, chủ phương tiện ô tô phải chịu những loại thuế và phí sau đây: 

- Thuế nhập khẩu linh kiện đối với xe hơi tự lắp ráp, sản xuất trong nước, do doanh nghiệp đóng và tính vào giá xe : 10-30%; thuế nhập khẩu nguyên chiếc do đơn vị nhập khẩu đóng, cũng tính vào giá xe: 50-70%. 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt: 40-60% tùy loại xe
 
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%
 
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (doanh nghiệp đóng và tính vào giá xe): 22%
 
- Phí trước bạ: 10-15% tùy vùng, miền
 
- Phí cấp biển số: từ 2 đến 20 triệu đồng ở TP.HCM, Hà Nội
 
- Phí đăng kiểm: 240-560 nghìn đồng/lần
 
- Phí cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật: 50-100.000 đồng/lần
 
- Phí sử dụng đường bộ gồm 2 loại:
 
+ Thu phí ở trạm BOT để hoàn vốn xây dựng công trình giao thông
 
+ Phí bảo trì đường bộ với mức 130.000 đến 1.430.000 đồng/tháng tùy tải trọng
 
- Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự
 
- Phí bảo hiểm vật chất (không bắt buộc)
 
- Phí xăng dầu.
 
- Phí thử nghiệm khí thải.
 
- Phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu, gồm 2 mức:
 
+ Nhiên liệu xăng: 16 triệu/phép thử/lần

+ Dầu diesel: 16,5 triệu/phép thử/lần
 
Riêng trường hợp phương tiện đăng ký cả thử nghiệm khí thải và mức tiêu hao nhiên liệu theo phương pháp cân bằng carbon thì chỉ nộp phí thử nghiệm khí thải một lần duy nhất. 
 
- Phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng: 100 nghìn đồng/giấy

Sao phải thêm phí chống ùn tắc?

Thu phí ô tô khi vào TP.HCM, giải pháp cho tình trạng giao thông? 2

Mới đây, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức hội nghị phản biện đối với dự thảo “thu phí ô tô vào trung tâm TP.HCM để chống ùn tắc giao thông” vì cho rằng không hiệu quả. 

Theo luật sư Trương Thị Hòa, dự thảo không đủ cơ sở pháp lý vì luật pháp Việt Nam chỉ đưa ra 3 loại phí tính từ tháng 1/2017, trong đó không có phí chống ùn tắc giao thông. 

“Tại sao chúng ta lại đặt thêm phí chống ùn tắc trong khi người dân đã chịu quá nhiều loại phí? HĐND TP phải ban hành quy định phí chống ùn tắc này nằm chung trong phí sử dụng đường bộ, tránh trường hợp phí chồng phí" - Bà Hòa chia sẻ. 

Bà cho biết, muốn dự thảo được thông qua thì đơn vị tư vấn phải chứng minh tính khả thi, hiệu quả, tác động của dự án đến với xã hội, phương án được học tập từ quốc gia nào… 

Ngoài ra, thành viên hội đồng tư vấn phản biện UBMTTQVN - ông Đồng Văn Khiêm,  cũng đề nghị lãnh đạo thành phố cân nhắc kỹ dự thảo trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. 

Muốn giảm ùn tắc giao thông, các cơ quan chức năng cần có giải pháp thay đổi ý thức của người dân chứ không phải thu phí. Việc xây dựng đề án thu phí ô tô chẳng những không làm hạn chế tình trạng kẹt xe mà còn ảnh hưởng xấu đến hoạt động của chủ phương tiện trên địa bàn TP.HCM. 

Hiện tại, người dân đã chịu nhiều áp lực trước chi phí tăng cao như xăng cộ, điện nước, các loại thuế…, nếu bắt họ đóng thêm phí chống ùn tắc sẽ chỉ khiến xã hội thêm trì trệ và không thể phát triển như kế hoạch của Chính phủ. 

Xem thêm: 

  • Ngừng đăng kiểm ô tô máy dầu không đạt tiêu chuẩn khí thải từ 2018
Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading