Lộ trình của Nghị định 116/2017 đã đi tới đâu tại Việt Nam?

Thị trường ô tô | 18/03/2018

Nghị định 116/2017 về cơ bản đã được 1 số hãng xe ở Việt Nam "giải mã" thành công, nhưng kèm với điều đó là chặng đường trông gai từ khi ban hành tháng 10/2017.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Nghị định 116/2017 là trong những Nghị định khắt khe nhất quy định về điều kiện kinh doanh, nhập khẩu, bảo hành, bão dưỡng ô tô ở Việt Nam từ trước đến nay. Nghị định này bắt nguồn từ việc thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về Việt Nam năm 2018 sẽ giảm từ 30% xuống còn 0%. Trong đó, Thái Lan và Indonesia là 2 thị trường ô tô xuất khẩu chính sang Việt Nam với sản lượng liên tục tăng từ đầu năm 2017 và không dừng lại trong năm nay.

Lộ trình của Nghị định 116/2017 đã đi tới đâu tại Việt Nam? a1

Nghị định 116/2017 với nhiều quy định khắt khe

Lo ngại về thực trạng ô tô nhập khẩu giá rẻ ồ ạt vào Việt Nam năm 2018 do hưởng ưu đãi thuế 0%, Chính phủ đã nhận được nhiều đề xuất, dự thảo nhằm siết chặt quản lý điều kiện kinh doanh ô tô ở nước ta. 

Mời độc giả cùng Oto.com.vn điểm qua những mốc thời gian đáng nhớ từ khi nhen nhóm Nghị định 116/2017:

Tháng 5/2017, Bộ Công Thương đề xuất những điều kiện ràng buộc doanh nghiệp nhập khẩu ô tô vào Nghị định quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu... với 2 phương án đề xuất gồm:

♦ Doanh nghiệp nhập khẩu ô tô sẽ phải có giấy xác nhận của nhà sản xuất ở nước ngoài về việc chỉ định doanh nghiệp nhập khẩu và chịu trách nhiệm triệu hồi khi xảy ra lỗi thay nhà sản xuất.

♦ Các điều kiện về giấy uỷ quyền nhập khẩu và triệu hồi khi có lỗi chỉ áp dụng với xe mới, còn xe cũ được loại trừ.

Trong 2 phương án trên, Bộ Công Thương nghiêng về việc lựa chọn phương án 1. 

Lộ trình của Nghị định 116/2017 đã đi tới đâu tại Việt Nam? a2

Xe nhập khẩu "tắc đường" về Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2018

Ngoài ra, Bộ Công Thương cho biết, ô tô các loại thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) và yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm cũng như toàn cho người sử dụng khi tham gia lưu thông trên đường. Ô tô ngoài ảnh hưởng đến an toàn, tính mạng và sức khỏe con người mà còn an toàn của những người tham gia giao thông khác. Bên cạnh đó, ô tô cũng là tài sản có giá trị đối với phần lớn người tiêu dùng tại Việt Nam, là sản phẩm công nghệ cao, cấu trúc phức tạp.

Do đó, yêu cầu sử dụng, vận hành cũng như bảo dưỡng, bảo hành ô tô phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định của nhà sản xuất. Trong quá trình sử dụng, nếu ô tô phát sinh lỗi thì yêu cầu cần phải có sự can thiệt, triệu hồi xe để khắc phục sự cố từ nhà sản xuất để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dùng.

Vì vậy, cần xây dựng Nghị định với các quy định về điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng và an toàn môi trường. Ngoài ra, Nghị định còn giằng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm của các nhà sản xuất, nhập khẩu trong việc bảo hành, triệu hồi sản phẩm bị lỗi kỹ thuật và thu hồi sản phẩm thải bỏ.

Tháng 8/2018, Bộ Công Thương tiếp tục đưa ra dự thảo đề xuất những điều kiện nhập khẩu, kinh doanh ô tô cũ ở Việt Nam giúp bảo vệ người tiêu dùng Việt.

Ngày 17/10/2018, sau nhiều dự thảo, đề xuất, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 116/2017NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô ở Việt Nam và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.

Cụ thể, Nghị định 116/2017 áp dụng với doanh nghiệp (DN) nhập khẩu ô tô, doanh nghiệp sản xuất lắp ráp và DN kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng tại Việt Nam:

Lộ trình của Nghị định 116/2017 đã đi tới đâu tại Việt Nam? a3

Doanh nghiệp nhập khẩu gặp khó vì Nghị định 116/2017

• Đối với doanh nghiệp nhập khẩu:

Chỉ có doanh nghiệp mới được nhập khẩu xe với điều kiện phải có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đúng theo tiêu chuẩn; có Giấy ủy quyền triệu hồi từ nhà sản xuất xe nước ngoài; có Giấy chứng nhận chất lượng, kiểu loại từ nơi sản xuất; DN phải cảm kết cung cấp linh kiện chính hãng. Ngoài ra, khi nhập khẩu ô tô về Việt Nam phải kiểm tra chất lượng 1 chiếc với mọi lô xe và phải bảo hành tối thiểu 2 năm hoặc 20.000 km đối với ô tô con đã qua sử dụng.

• Đối với DN sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước:

Doanh nghiệp phải có đường chạy thử xe dài tối thiểu 800m bao gồm: 400m đoạn thẳng, đường dốc lên/xuống, đường gồ ghề và gợn sóng; đường sỏi đá, đường trơn ướt, đường cua. Bên cạnh đó, nhà sản xuất ô tô phải bảo hành tối thiểu 3 năm hoặc 100.000 km đối với ô tô con.

Lộ trình của Nghị định 116/2017 đã đi tới đâu tại Việt Nam? a4

Các nhà sản xuất ô tô trong nước ủng hộ Nghị định 116/2017

Tháng 11/2017, các DN nhỏ lẻ đồng loạt lên tiếng phản đối Nghị định 116/2017 vì cho rằng, điều kiện trên là bất khả thi, "chặn đường sống" của doanh nghiệp nhập khẩu ô tô nhỏ lẻ. Đặc biệt, theo nhiều DN thì Điều 15, Nghị định 116/2017 quy định điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô tạo ra sự bất bình đẳng, không công bằng cho những doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trong lĩnh vực này.

Ở chiều ngược lại, DN sản xuất, lắp ráp ô tô ở Việt Nam cho rằng Nghị định hoàn toàn công bằng và đồng tình với những quy định trong Nghị định 116/2017 dù phải đầu tư lớn để đáp ứng quy định. Theo đó, Nghị đinh 116 đã khuyến khích các DN đầu tư dài hạn, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa ô tô và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng và an toàn môi trường. Không chỉ vậy, Nghị định còn đảm bảo trách nhiệm, nghĩa vụ của các nhà sản xuất, nhập khẩu trong việc bảo hành, bảo dưỡng và triệu hồi ô tô bị lỗi nhằm loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng ảnh hưởng đến người tiêu dùng Việt Nam.

Tháng 12/2017, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ô tô ở Việt Nam như Toyota, Ford được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô từ năm 2018. Tuy nhiên, các DN vẫn còn phải chuẩn bị rất nhiều giấy tờ liên quan nếu muốn nhập khẩu ô tô vào nước ta.

Lộ trình của Nghị định 116/2017 đã đi tới đâu tại Việt Nam? a5

Nhiều hãng từng tuyên bố ngừng xuất khẩu ô tô sang Việt Nam

Tháng 1/2018, nhiều thương hiệu ô tô lớn thế giới như Honda, Toyota, Ford, Nissan, Mitsubishi... cho biết tạm ngừng việc xuất khẩu xe vào Việt Nam do những quy định khắt khe tại nghị định 116/2017. Ngoài ra, các doanh nghiệp trên cũng cho biết vẫn chưa có thông tư hướng dẫn để DN chuẩn bị giấy tờ đáp ứng trong Nghị định 116/2017.

Tháng 1-2/2018, không một chiếc ô tô du lịch chính hãng nào được nhập khẩu vào Việt Nam, hầu hết các xe đều về qua đường ngoại giao hoặc chưa thể thông quan.

Lộ trình của Nghị định 116/2017 đã đi tới đâu tại Việt Nam? a6

Honda Việt Nam là hãng vượt rào thành công Nghị định 116/2017

Ngày 1/3/2018, lô xe ô tô Honda đầu tiên cập cảng Việt Nam với các mẫu như: Honda CR-V, Civic, Accord, Jazz. Honda Việt Nam cũng là DN đầu tiên đáp ứng đủ điều kiện trong Nghị định 116/2017 để nhập khẩu ô tô về nước ta.

Ngày 14/3, một số thông tin cho biết, Toyota đã nhận được giấy chứng nhận kiểu loại đối với mẫu Toyota Hiace và Lexes NX300t nhưng hãng vẫn chưa chính thức công bố.

Ngày 16/3, Honda Việt Nam chính thức thông quan lô hàng xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN (Thái Lan) hưởng thuế 0% và là doanh nghiệp đầu tiên "vượt rào" thành công Nghị định 116/2017 chỉ với thời gian 15 ngày cho các công việc như: Nhập khẩu ô tô, kiểm định chất lượng, thực hiện nghĩa vụ thuế và thông quan lô hàng đầu tiên trong năm 2018.

Như vậy, Nghị định 116/2017 ban hành được 5 tháng tại Việt Nam, tuy có nhiều ý kiến trái chiều nhưng các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp đã trú trọng đầu tư dài hạn, đảm bảo trách nghiệm nghĩa vụ đối với người tiêu dùng.

Đánh giá
0 (0 đánh giá)
loading
 
×

Nhập mã xác nhận

Bạn đã submit quá nhiều lần,
Hãy nhập mã xác nhận để tiếp tục.

Mã xác nhận
loading